HƯỚNG DẪN CÁCH BẢO QUẢN VỆ SINH NỆM FOAM ĐÚNG CÁCH

Nệm foam hay còn gọi là nệm mút ép, là loại nệm mang lại sự êm ái, mềm mại, thoải mái cho người nằm. Đây cũng là dòng sản phẩm đang được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ cách bảo quản và vệ sinh nệm foam đúng cách sao cho duy trì được chất lượng và độ bền lâu dài của nệm. Nệm được sử dụng hằng ngày nên sẽ có bụi bẩn, hơi người, mồ hôi và các tế bào chết từ cơ thể trong quá trình sử dụng. Vì vậy, chiếc nệm sẽ cần được vệ sinh và làm sạch thường xuyên hơn.

Bài viết sau Ngungon.vn sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản và cách làm sạch nệm foam đúng cách, đảm bảo chất lượng bền lâu và độ êm ái vốn có của nệm.

Cách bảo quản nệm foam

Để nệm trên bề mặt nền bằng phẳng, vững chắc

Việc sử dụng và bảo quản nệm foam cũng khá tương tự như các dòng nệm khác. Khi sử dụng nệm foam bạn không nên đặt nệm trên các bề mặt lồi lõm, không bằng phẳng, về lâu dài nệm bị có hiện tượng biến dạng so với thiết kế ban đầu. Việc này, khiến cho nệm vừa mất thẩm mỹ vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy, việc đặt nệm trên bề mặt phẳng, vững chắc sẽ giúp nệm ở trạng thái tốt nhất giúp cho độ bền và các tính năng ưu việt của nệm được phát huy tối đa.

Đặt nệm Foam ở nơi thông thoáng khí khi không sử dụng

Sau khi vệ sinh nệm sạch sẽ, để bảo nệm foam một cách tốt nhất bạn nên đặt nệm ở nơi không ẩm ướt, có khi lưu thông và thoáng mát. Tránh việc đặt nệm ở các hầm chứa có những đồ vật sắc nhọn hay kho dự trữ lâu ngày rất dễ gây ra tình trạng hư hỏng nệm. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý trước khi mang nệm đi bảo quản, hãy bọc nệm bên trong túi nệm khi mua có sẵn. Có thể sử dụng máy hút chân không để hút hết không khí ra ngoài, sau đó hãy dựng hoặc nâng cao nệm để thúc đẩy lưu thông khí giúp ngăn chặn nấm mốc và vi khuẩn.

Cách vệ sinh nệm foam

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết như:

  • Chuẩn bị các chất tẩy rửa, dụng cụ và thiết bị cần thiết để vệ sinh nệm như:
  • Máy hút bụi
  • Bình xịt nước
  • Khăn lau mềm
  • Bột giặt hay chất tẩy rửa chuyên dụng
  • Bàn chải mềm

Bước vệ sinh

Bước 1: Di chuyển nệm

Di chuyển nệm ra khỏi giường. Cất gọn gối, vỏ ga và các vật dụng khác trên giường. Đặt nệm ở mặt sàn có khoảng trống trong phòng

Bước 2: Tháo áo nệm foam

Đa số các loại nệm foam hiện nay đều được thiết kế dây kéo để tiện sử dụng và vệ sinh nệm. Phần áo nệm bạn có thể mang đi giặt dụng với chăn ga.

Bước 3: Hút bụi cho nệm

Phía bên trong ruột nệm sẽ là nơi bán khá nhiều bụi bẩn, bạn nên dựng đứng nệm dùng gậy đập vào nệm để bụi bẩn bên trong rơi ra. Sau đó dùng máy hút bụi để hút sạch các mạt bụi nhỏ, tế bào chết, tóc rụng,… ở bên trong nệm. Việc sử dụng máy hút bụi cho nệm nên được làm thường xuyên hơn để bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn.

 

ĐỌC THÊM: HÉ LỘ NHỮNG TẤM NỆM DÀNH CHO CHUNG CƯ

Bước 4. Xử lý mùi trên nệm

Việc sinh hoạt hằng ngày trên nện khiến nệm của bạn xuất hiện nhiều bụi bẩn, chưa kể đến việc trẻ nhỏ vui chơi, các nguy cơ ọc sữa, nôn ói, mùi nước tiểu và rơi vãi đồ ăn thức uống lên nệm khiến các vết bẩn khó xử lý hơn.

Nếu là các vết bẩn là nước trắng thông thường bạn có thể dùng khăn bông, thấm hết nước và để khô trước quạt gió

Nệm có mùi có chịu nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến bạn mất ngủ và tạo ra vết ố trên nệm, khiến nệm dễ bị hư hỏng. Để xử lý mùi hôi, bạn có thể sử dụng bột nở (banking soda) rắc lên nệm để yên trong 8 tiếng hoặc hơn. Sau thời gian này, bạn hãy dùng máy hút bụi, chiếc nệm của bạn sẽ hết mùi hôi khó chịu

Bước 5. Xử lý vết bẩn trên nệm

Nếu nệm foam có những vết bẩn cứng đầu bạn nên sử dụng nước giặt hoặc các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để làm sáng vết bẩn. Dùng bàn chải mềm chà nhẹ liên tục các chỗ có vết bẩn. Ngoài ra, việc sử dụng giấm cũng sẽ giúp bạn đánh bay các vết bẩn dễ dàng hơn.

Bước 6: Rửa sạch

Dùng khăn mềm nhúng nước để lau sạch lại vết bẩn. Xịt nước liên tục hoặc lau liên tục đến khi chất rửa trôi hết. sau đó nhẹ nhàng bóp tấm nệm để loại bỏ sạch nước

Bước 7. Phơi nệm

Sau khi đã xong các bước trên, bạn nên chọn nơi phơi nệm thoáng mát, có gió tránh việc phơi nệm dưới ánh nắng mặt trời sẽ gây hư hỏng nệm. Bạn có thể sử dụng quạt để đẩy nhanh quá trình làm khô. Lật mặt nệm vài lần để nệm khô đều hơn.

Việc vệ sinh nệm, bạn nên chú ý xử lý và giặt nệm ở nơi có các vết bẩn. Tránh việc dùng vòi nước giặt hết cả tấm nệm khiến nệm khó phơi khô và dễ bị biến dạng. Hãy áp dụng ngay các bước trên để việc vệ sinh nệm foam suôn sẻ và hiệu quả hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *