HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NỆM LÒ XO

1. Đặc tính nệm lò xo

Là 1 trong 3 dòng nệm thông dụng được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay. Khác với 2 dòng nệm cao su và nệm mouse ép, nệm lò xo có các đặc tính rất khác biệt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại, đặc biệt là giới trẻ những người có xu hướng thích khám phá sự mới mẻ, thời trang & tích hợp đa tiện ích.

Nệm lò xo có độ đàn hồi cao hơn hẳn các dòng nệm khác, từ biên độ đàn hồi rất lớn tới lực nhún rất mạnh so với các dòng nệm khác.

Kiểu dáng rất đa dạng, đẹp mắt, thoải mái cho khách hàng lựa chọn và phối với các đồ dùng khác trong nhà để tạo lên những concept riêng cho gia chủ.

Nệm lò xo có khả năng chịu nước rất kém nên nếu để đổ chất lỏng nhiều gây ướt nặng có thể làm hư hỏng sản phẩm mà khó có khả năng phục hồi lại trạng thái ban đầu.

Nệm lò xo gần như không có mùi, nếu có thì chỉ thoảng chút mùi vải mới & sẽ tự bay mùi hết sau 1-2 ngày mở bao bì để sử dụng nên không gây cảm giác khó chịu cho người dùng.

Nệm lò xo có xu hướng mềm dần đi theo thời gian sử dụng và tùy theo hệ lò xo và độ cao của nệm thì tốc độ này có thể nhanh chậm, nhiều ít, tuy nhiên với tấm nệm có chất lượng tốt thì độ mềm dần này là không đáng kể, rất khó để người nằm thường xuyên có thể cảm nhận. Thường thì trong 3 năm đầu nệm sẽ mềm đi khoảng 5%, và từ năm thứ 4 trở đi thì mỗi năm sẽ mềm đi khoảng 3% nữa. Theo đó thì sau 10 năm sử dụng liên tục, 1 tấm nệm sẽ còn khoảng 7 phần độ cứng so với ban đầu và lúc này nếu ta đặt tấm nệm cũ đó cạnh một tấm nệm mới cùng loại thì sẽ dễ dàng cảm nhận được feelling khác này.

Chất lượng của một tấm nệm lò xo phụ thuộc vào chất lượng của rất nhiều thành phần cấu thành lên một tấm nệm và mỗi thành phần này đều giữ một vai trò quan trọng ngang nhau. (phần này sẽ được làm rõ hơn trong mục cấu tạo của một tấm nệm lò xo)

Rủi ro sự cố của nệm lò xo thường cao hơn các dòng nệm khác do đặc tính cấu tạo đa thành phần phức tạp của nệm lò xo cũng như đặc thù sử dụng của sản phẩm không đúng cách.

Dễ sản xuất nhưng khó kiểm soát chất lượng sản phẩm hơn rất nhiều các sản phẩm khác, đòi hỏi trình độ và năng lực sản xuất cao do khả năng đồng bộ rất phức tạp của nhiều phần cấu thành tấm nệm lò xo.

2. Cấu tạo của nệm lò xo

Nệm lò xo có cấu tạo đa tầng, đa thành phần và mỗi tầng, mỗi thành phần đều có những chức năng nhiệm vụ riêng, không thể thiếu cho một sản phẩm nệm lò xo hoàn thiện. Cấu tạo của một tấm nệm lò xo thông thường sẽ gồm có 4 thành phần cơ bản sau:

Khung lò xo bằng thép là một thành phần cơ bản nhất của tấm nệm với nhiều hệ lò xo khác nhau như lò xo liên kết, lò xo túi liên kết, lò xo túi độc lập, lò xo một sợi NormActive.

Chất lượng của khung lò xo phụ thuộc vào chất lượng thép, quy cách hàm lượng tiêu chuẩn thép, công nghệ xử lý nhiệt luyện, chống oxy hóa ăn mòn thép, quy chuẩn con lò xo, công nghệ liên kết lò xo, …. Phần này thường là bí quyết riêng của từng hãng làm lên thương hiệu sản phẩm.

Đặc tính của mỗi dòng nệm lò xo cũng được quy định rất nhiều ở hạng mục lò xo này, và nó được điều chỉnh rất linh hoạt để mang đến sự đa dạng của một dòng sản phẩm nệm cơ bản trên thị trường hiện nay.

Các lớp lót của một tấm nệm lò xo

Được làm bằng rất nhiều chất liệu khác nhau tùy theo hãng, chức năng riêng, hạn mức chi phí, điều kiện thu mua, …. mà các lớp lót này được lựa chọn khác nhau. Bao gồm:

Lớp lót ngăn cách bảo vệ lò xo và phân tách chức năng lò xo với các lớp thành phần khác, đồng thời đảm bảo liên kết khối được tốt hơn, liền lạc hơn. Lớp này có thể bằng nỉ, xơ dừa, PE,…

Lớp lót nền lấy cốt phẳng cho mặt nệm đồng thời phân bổ đều lực cho dàn lò xo cả ngàn con, lớp lót này thường được làm bằng mouse D có tiêu chuẩn khác nhau thùy theo thiết kế sử dụng riêng của từng loại nệm.

Lớp lót hỗ trợ gia tăng tính năng và tiện ích cho sản phẩm, có thể có hoặc không tùy theo thiết kế và mục đích sử dụng riêng của từng loại nệm cụ thể, theo đó quy cách và tiêu chuẩn của lớp này cũng rất khác nhau, có thể bằng mouse D, Memory Foam, bông gòn, lông vũ, …

Cao su tự nhiên, thành phần này không bắt buộc đối với tất cả các loại nệm lò xo, tùy theo từng loại nệm mà thành phần này có thể có hoặc không, hay nó cũng có thể được thay thế bằng một chất liệu khác có giá thành thấp hơn để điều chỉnh chi phí cho một sản phẩm cụ thể. Bản thân cao su tự nhiên này cũng rất đa dạng quy cách, công nghệ sản phẩm ở mỗi hãng cũng khác nhau tạo lên sự đa dạng tiêu chuẩn đầu vào, ảnh hưởng tới quy cách chất lượng đầu ra của một sản phẩm nệm lò xo.

Áo vải nệm lò xo: Hai mặt nệm lò xo có thể giống nhau hoặc khác nhau do thiết kế nệm sử dụng một mặt hay 2 mặt. Đối với nệm sử dụng 2 mặt thì áo nệm sẽ được sử dụng một chất liệu vải chung, đảm bảo tính năng để nằm. Còn đối với nệm sử dụng 1 mặt thì thường mặt dưới sẽ là loại vải chống trơn trượt và mặt trên là loại vải được chọn tính năng để nằm. Áo vải đa phần đều được chằn bông theo các kiểu dáng họa tiết khác nhau để tạo tính thẩm mỹ, đồng thời tạo độ êm nhẹ bề mặt khi nằm.

Thành phần bổ sung: đối với một số dòng nệm cao cấp thì ngoài 4 thành phần cơ bản trên sẽ có thể có thêm một số thành phần khác nhằm gia tăng tính năng & tiện ích cho sản phẩm. Thành phần này có thể là Gel, UltraCoil, FoamEndcase, ….

3. Các tính năng cơ bản của nệm lò xo

Cũng như tất cả các dòng nệm khác, nệm lò xo cũng có tính năng cơ bản nhất là nâng đỡ cơ thể người nằm, cho cảm giác thoải mái, thư giãn để ru vào giấc ngủ ngon.
Nệm lò xo bảo vệ tốt hơn cột sống của người nằm, do hàng ngày mỗi người phải vận động, đi lại, làm việc, những lúc này cột sống sẽ là trụ đỡ, gánh 2/3 trọng trọng lượng cơ thể. Và khi nằm là khoảng thời gian cột sống có thể được nghỉ ngơi, thả lỏng nếu như có một tấm nệm lò xo đủ chắc để nâng đỡ các cùng cơ thể khác nhau của người nằm.

Hiện nay nệm lò xo đã được nâng tầm tính năng, không chỉ đơn thuần là một tấm nệm để ngủ, nó còn là một sản phẩm trang trí, là điểm nhấn sáng cho căn phòng ngủ hiện đại, khẳng định đẳng cấp của chủ nhân.

Khác với các dòng nệm khác, nệm lò xo có thể dễ dàng điều chỉnh kết cấu để tạo lên tấm nệm có khả năng nâng đỡ linh hoạt các vùng cơ thể khác nhau, hỗ trợ tốt hơn cho sức khỏe người nằm.

Tính năng bảo vệ da trước các nguy cơ gây hại của vi khuẩn nhờ các cải tiến về áo vải bọc nệm, giúp ngăn ngừa các nguy cơ gây và lây bệnh ngoài da cho người nằm.

4. Hướng dẫn sử dụng nệm lò xo

Trước tiên phải khẳng định nệm lò xo là một loại nệm rất tốt cho sức khỏe, tốt cho giấc ngủ của con người, tuy nhiên để tấm nệm phát huy được hết các lợi ích trên thì chúng ta phải sử dụng đúng cách, đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Mỗi người cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng nệm lò xo trước khi dùng.

Chọn nệm có kích thước đúng bằng kích thước lọt lòng giường, không nên dùng nệm nhỏ hơn giường & tuyệt đối không dùng nệm có kích thước lớn hơn giường quá nhiều.

Đặt nệm trên mặt phẳng liền là tốt nhất, trường hợp nếu phải đặt nệm lò xo trên khung dát giường thì khe giát không được thưa quá 2(cm).

Đặt nệm chỗ khô ráo, thoáng mát, không ẩm thấp, cách xa nguồn nhiệt cao quá 40°C, hạn chế ánh nắng trực tiếp, phòng đặt nệm nên có nhiệt độ trung bình dưới 35°C là tốt nhất.

Đối với nệm sử dụng 1 mặt thì định kỳ quay đổi đầu đuôi nệm 2 tháng / 1 lần, còn đối với nệm sử dụng 2 mặt thì định kỳ lật mặt và quay đổi đầu đuôi 1 tháng/ 1 lần để có thể xoay vòng sử dụng nằm được hết các vị trí mặt nệm.

Hạn chế đi lại trên nệm, không dùng vật nhọn chống đứng trên mặt nệm lò xo để tránh hư hại vùng lò xo cục bộ.

Khi cần vệ sinh nệm lò xo chỉ nên dùng máy hút bụi để hút sạch các bụi mịn bám trên mặt nệm, không được phun hóa chất hay chất lỏng tẩy rửa lên mặt nệm. Việc phun hóa chất tẩy rửa lên vải nệm sẽ làm mất các thành phần kháng khuẩn trên vải, gây bở vải nệm và làm nhiều lần sẽ gây mủn áo nệm, làm hư rách mặt nệm. (Áo vải nệm không nằm trong hạng mục bảo hành sản phẩm của tất cả các hãng sản xuất)

Tất cả các hãng sản xuất nệm lò xo đều khuyến cáo người tiêu dùng nên dùng thêm tấm bảo vệ nệm để thấm hút mồ hôi, ngăn bụi bẩn lên bề mặt nệm, chống chày xước mặt, đồng thời dễ dàng tháo ra giặt ủi định kỳ.

5. Chế độ bảo hành nệm lò xo

Tất cả các sản phẩm nệm lò xo chính hãng đều được bảo hành theo tiêu chuẩn cụ thể của nhà sản xuất. Mỗi hãng thường có thời hạn bảo hành riêng, và chế độ bảo hành có thể cũng khác nhau.

Nhưng có những điểm chung về chế độ bảo hành của các hãng như sau:

– Chỉ bảo hành cho các lỗi kỹ thuật của sản phẩm do quá trình sản xuất, đóng gói, bảo quản, vận chuyển gây ra.
– Không bảo hành cho các sự cố sản phẩm do sử dụng sai cách (sai hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất).
– Đối với nệm lò xo thì thông thường hãng sẽ bảo hành lò xo, không bảo hành áo vải.
– Các lỗi thường gặp trong hạng mục bảo hành nệm lò xo là: Lò xo khi nằm phát ra tiếng kêu, lò xo lún xuống mà không hồi lại được, mặt nệm lún không đều tạo cảm giác gồ ghề, lò xo bung khỏi liên kết cấn vô lưng.
– Thời hạn bảo hành miễn phí đối với các lỗi kỹ thuật của các hãng thường trong khoảng 6-10 năm.

Tuy nhiên để nệm lò xo được bảo hành miễn phí theo đúng chế độ của hàng thì khách hàng cũng cần phải lưu ý một số điểm sau:

– Khi nhận hàng kiểm tra đúng sản phẩm mua, đúng quy cách kích thước theo phiếu mua hàng, hàng chính hãng, để tránh nhận lộn hàng, mua phải hàng nhái, hàng giả.

– Giữ phiếu mua hàng kèm bộ phiếu bảo hành của hãng trong suốt thời gian sử dụng hoặc ít nhất là giữ tới khi hết thời hạn bảo hành nệm lò xo ghi trên phiếu của hãng.
– Sử sụng nệm lò xo theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất & nên làm theo khuyến cáo để ngăn ngừa các sự cố khách quan không đáng có.
– Liên hệ ngay với hãng hoặc đơn vị bán hàng để được tư vấn thêm khi có vấn đề gì chưa rõ về cách sử dụng nệm lò xo tốt nhất.
– Báo ngay cho hãng nếu phát hiện hiện tượng lạ đối với sản phẩm để được hỗ trợ kiểm tra và khắc phục sớm nếu cần.
Nệm Ngungon.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *