LỢI ÍCH GIẤC NGỦ TRƯA MÀ DÂN VĂN PHÒNG NÊN BIẾT

Chất lượng giấc ngủ trưa quyết định đến 70% hiệu suất làm việc vào buổi chiều của dân văn phòng. Dù chỉ chợp mắt 10p – 20p hay ngủ sâu đến 1 tiếng thì giấc ngủ trưa cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Tăng sự tỉnh táo

Một giấc ngủ ngắn trong khoảng 40 phút làm tăng sự tỉnh táo lên đến 100%. Mặt khác, một giấc ngủ trưa 20 phút hiệu quả hơn 200mg cafein hoặc 30 phút tập thể dục.

Do đó, giấc ngủ ngắn vào buổi trưa tầm 20 – 40 phút sẽ giúp bạn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng trong suốt nửa ngày còn lại.

2. Cải thiện trí nhớ

Các nhà khoa học Đức đã phát hiện rằng, một giấc ngủ ngắn buổi trưa khoảng 20 – 40 phút giúp nâng cao trí nhớ gấp 5 lần. Do trong khi ngủ, não bộ con người được nghỉ ngơi, các thông tin vừa mới nạp vào có khoảng thời gian để ghi nhớ. Từ đó, lưu giữ các thông tin lâu hơn.

3. Cải thiện hiệu quả học tập và làm việc

Như đã nói ở trên, một giấc ngủ ngắn ở văn phòng hay trường học sẽ giúp ghi nhớ các công việc cũng như các kiến thức vừa học một cách lâu hơn. Điều này giúp cải thiện kết quả học tập cũng như hiệu suất công việc của dân văn phòng.

Vì vậy, bất cứ ai đang trong môi trường học tập hay cơ quan làm việc cũng nên cân nhắc việc ngủ trưa ít nhất 20 phút để não bộ được nghỉ ngơi vừa đủ.

4. Cải thiện tâm trạng

Chất dẫn truyền thần kinh – Serotonin – giúp điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn và tạo ra cảm giác vui vẻ, mãn nguyện, hạnh phúc. Tuy nhiên, khi căng thẳng, nồng độ Serotonin này sẽ ít được điều tiết dẫn đến thiếu hụt.

Sau một buổi sáng tập trung làm việc, não bộ căng thẳng quá mức và không có thời gian nghỉ ngơi. Chúng ta sẽ dễ trở nên cáu gắt, khó chịu hơn vào buổi chiều. Giấc ngủ trưa từ 20 – 40 phút sẽ giúp cho nồng độ Serotonin được cân bằng trở lại bình thường, nâng cao tinh thần làm làm việc và thoải mái hơn.

5. Cải thiện sức khỏe

Thiếu ngủ dẫn đến sự dư thừa hormone cortisol trong cơ thể – là một loại hormone căng thẳng – giúp chúng ta đối phó với trạng thái lo âu, cáu kỉnh,… Sự dư thừa Cortisol làm tăng nguy cơ không dung nạp glucose, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, hạn chế sự dẻo dai của cơ bắp, làm giảm trí nhớ,… Những ảnh hưởng xấu này có thể dẫn đến các hệ lụy về các bệnh mãn tính như tiểu đường & bệnh tim.

Khi bạn nghỉ ngơi, chợp mắt thư giãn khoảng 30 phút vào buổi trưa, một loại hormone tăng trưởng khác được tiết ra, như một loại “thuốc giải độc” cortisol sẽ được giải phóng.

Ngoài ra, giấc ngủ trưa, ngủ ngăn từ 20 – 30 phút còn giúp cải thiện thể chất, hạn chế nguy cơ béo phì, ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, giúp da tự tạo khả năng phục hồi và trẻ hóa hơn.


Làm thế nào để ngủ trưa tốt nhất?

Xây dựng thói quen ngủ trưa và thức dậy đúng giờ

Thiết lập đồng hồ sinh học vào buổi trưa là cách tốt nhất giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không cần dùng đến các biện pháp can thiệp nào khác. Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone kích thích các tế bào não bộ giúp cơn buồn ngủ đến nhanh hơn.

Không gian yên tĩnh và ít ánh sáng

Do thời gian ngủ trưa không quá dài nên việc tìm cho mình phòng tối, yên tĩnh, sạch sẽ, nhiệt độ vừa phải là rất quan trọng giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ trưa.

Bên cạnh đó nhớ tắt cài đặt chế độ không làm phiền cho điện thoại để tránh những âm thanh từ tin nhắn, cuộc gọi, email làm ảnh hưởng đến giấc ngủ vàng của bạn.

Chọn chỗ ngủ trưa thoải mái, êm ái và tư thế dễ chịu

Ngủ ngay trên ghế ngủ hay gục trên bàn, nhưng như vậy rất ảnh hưởng đến cột sống và giấc ngủ.

Đối với dân văn phòng thường ngồi ngay trên ghế ngủ hay gục trên bàn, nhưng như vậy rất ảnh hưởng đến cột sống và giấc ngủ của bạn. Hãy chuẩn bị cho mình chiếc nệm mỏng, hay chiếu nhỏ để trải ra trên sàn làm chỗ ngủ, cùng với chăn gối êm ái hỗ trợ bạn có giấc ngủ trưa ngon giấc, thoải mái mà không làm bạn đau lưng, mỏi cổ.

Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp

Nhiệt độ và độ ẩm là một trong những yếu tố tác động đến chất lượng giấc ngủ. Nếu ngủ ở một nơi quá nóng hoặc nơi có nhiệt độ phòng quá thấp sẽ gây ra cảm giác khó chịu khi ngủ say và dễ tỉnh giấc. Nhiệt độ phòng tốt nhất dành cho giấc ngủ trưa đó là từ 18 – 20 độ C.

Hãy cài báo thức. Đừng nhìn đồng hồ quá nhiều

Đừng để áp lực thời gian khiến bạn lo lắng, không yên tâm ngủ say giấc. Ngủ không đủ dài và thói quen nhìn đồng hồ thường xuyên vì sợ dậy muộn sẽ ảnh hưởng đến quá trình ngủ trưa. Hãy cài báo thức để bạn có thể yên tâm ngủ mà không lo dậy muộn.

Tâm trạng thoải mái

Tạm gác những lo lắng của công việc lại, thời gian buổi trưa là lúc bạn cần thư giãn, bổ sung năng lượng tăng hiệu quả công việc. Vì vậy thay vì suy nghĩ quá nhiều bạn hãy nghe một bản nhạc êm dịu, hoặc trò chuyện vui vẻ cùng bạn bè, đồng nghiệp là cách giúp bạn ngủ ngon buổi trưa hơn.

Tạm gác những lo lắng của công việc lại, thời gian buổi trưa là lúc bạn cần thư giãn

Hơn nữa việc ngủ ngay sau khi ăn no sẽ không tốt gây đau dạ dày, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thời gian nghe nhạc, nói chuyện cùng mọi người là khoảng thời gian hợp lý để thức ăn được tiêu hóa.

Hãy suy nghĩ về những điều khiến bạn cảm thấy vui khi ngủ, đừng bận tâm vấn đề khác

Khi ngủ trưa, nên gác lại những suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng khi làm việc. Vì đây là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ trưa do tâm lý bị ảnh hưởng. Bạn có nghe các bài nhạc nhẹ nhàng, không lời để tinh thần thoải mái và dễ ngủ hơn trước các áp lực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *