Giấc ngủ trưa cực kì quan trọng đối với não bộ, tuy nhiên không phải ai cũng biết tầm quan trọng của giấc ngủ trưa và cách ngủ trưa đúng cách.
1. Giấc ngủ trưa là gì?
Giấc ngủ trưa là một giấc ngủ ngắn sau bữa ăn trưa, khi bạn kết thúc buổi sáng làm việc. Đây là hoạt động bình thường theo chu kỳ của con người, bởi con người thường có 2 quãng thời gian ngủ sâu giấc là lúc 2 – 4h sáng và 13 – 15h chiều. Do đó, ngủ trưa còn được coi là giấc ngủ nạp năng lượng cho cơ thể sau thời gian 10 tiếng hoạt động buổi sáng.
2. Tầm quan trọng của giấc ngủ trưa
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, một giấc ngủ trưa khoảng 20 phút có thể cung cấp năng lượng cho bạn cân bằng lại thể trạng và tinh thần, tiếp tục làm việc mà không cảm thấy buồn ngủ hay mệt mỏi. Vì, khi làm việc liên tục không có giờ nghỉ cơ thể sẽ bị tiêu hao sinh lực, đồng thời tạo nhiều hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Một giấc ngủ ngắn sẽ giúp bạn giải trừ những tác hại xấu này.
Hoạt động trí não của con người không thể minh mẫn suốt một ngày dài, thường sẽ giảm dần đến 13h và tăng trở lại vào khoảng thời gian 17 – 21h. Lúc này, giấc ngủ trưa sẽ giúp bạn cân bằng lại nhịp sinh học và các hoạt động trí não, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Giấc ngủ trưa còn giúp nâng cao nhận thức các giác quan, cải thiện sự sáng tạo trong công việc.
Khi giấc ngủ ban đêm có vấn đề, cơ thể bạn thường mệt mỏi hơn vào sáng hôm sau. Một giấc ngủ trưa sẽ giúp bạn bù lấp những mệt mỏi đó, giúp bạn lấy lại sự tỉnh táo và tăng năng suất làm việc. Tuy nhiên, khi bạn bị mất ngủ ban đêm kéo dài, bạn nên dùng thêm thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ để có được giấc ngủ chất lượng hơn. Hiện nay nhóm thuốc trị mất ngủ Nonbenzodiazepin (tiêu biểu là Phamzopic) đang được dùng phổ biến. Thuốc điều trị mất ngủ thuộc nhóm này có cơ chế gắn chọn lọc vào thụ thể alpha của GABA (Gamma Amino Butyric Acid – là chất ức chế hoạt động của thần kinh trung ương) nên không ảnh hưởng đến giấc ngủ REM, không làm cơ thể mệt mỏi khi thức dậy. Thời gian bán thải chỉ 5 giờ đồng hồ nên thuốc ít tác dụng phụ và không gây lệ thuộc như nhóm Benzodiazepin.
Hơn thế nữa, ngủ trưa còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người không bao giờ ngủ trưa có tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 64%, với những người ngủ trưa ít hơn 3 lần/tuần, tỷ lệ này là 37%. Do đó, một giấc ngủ ngắn giúp cơ thể ngăn gừa bệnh tim hiệu quả hơn.
3. Ngủ trưa thế nào cho đúng?
– Nên ngủ trưa và thức dậy vào một giờ nhất định hàng ngày.
– Chỉ nên ngủ 15 – 30 phút, tránh tình trạng ngủ quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi thêm.
– Khi ngủ nên thả lỏng cơ thể để các cơ bắp được giãn đều.
– Khi ngủ trưa nên để nhiệt độ phòng từ 28 – 30 độ C, vì khi ngủ nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống nên cần để nhiệt độ phòng thích hợp để tránh bị cảm lạnh.
– Nên nằm nghiêng sang phải hoặc nằm ngửa để tránh tim bị áp lực.
Tuyệt đối không gục mặt xuống bàn, không gối đầu vào khuỷu tay vì sẽ đền lên con người gây ảnh hưởng không tốt đến mắt. Tránh đè tay lên ngực, bắt chéo chân cản trở sự tuần hoàn của máu và tác dụng dẫn truyền của hệ thần kinh.