Bạn đang đau đầu vì hóa đơn tiền điện cho máy lạnh ngày hè? Thực tế cách sử dụng điều hòa thông minh và tiết kiệm không hề phức tạp chút nào.
Ưu tiên chế độ “Dry”
Một trong những cách sử điều hòa thông minh là chuyển từ chế độ “Cool” (biểu tượng bông tuyết) sang chế độ “Dry” (biểu tượng giọt nước). Khi so sánh cả 2, chế độ Dry giảm công suất tiêu thụ điện tới 10 lần, giữ nhiệt độ phòng không dưới 23 độ C. Nhờ đó nhiệt độ phòng không dao động quá nhiều so với bên ngoài, tránh sốc nhiệt.
Hiệu quả bất ngờ đến từ sự khác biệt giữa hoạt động của chế độ Cool và chế độ Dry. Ở chế độ Cool, điều hòa sẽ chuyển hóa nhiệt độ cao từ cục nóng trong phòng đẩy ra ngoài, từ đó tiêu tốn khá nhiều điện năng cho việc làm mát. Trái lại, chế độ Dry lại chuyển hóa hơi ẩm từ phòng ra môi trường bên ngoài để làm cho không khí thêm phần trong lành, khô ráo, ít tiêu thụ điện năng hơn khi sử dụng điều hòa.
Lưu ý, không phải mọi mẫu điều hòa đều có chức năng làm khô. Nếu muốn sử dụng chế độ này, bạn có thể tham khảo hãng Panasonic với các mẫu có sẵn trên thị trường.
Chọn công suất điều theo diện tích phòng
Điều hòa quá mạnh gây tốn kém điện năng, dễ bị lạnh song quá yếu lại không làm mát đủ phòng. Do vậy bạn cần tính toán diện tích phòng để có được lựa chọn phù hợp nhất. Đặc biệt gia đình có con nhỏ càng cần lựa chọn cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến thể trạng non nớt của bé.
Dưới đây là công suất điều hào và diện tích phòng tương ứng:
- Diện tích dưới 15m2 ứng với điều hòa 9000BTU
- Diện tích từ 15-20m2 ứng với điều hòa 12000BTU
- Diện tích dưới 30m2 ứng với điều hòa 18000BTU
- Diện tích từ 30-40m2 ứng với điều hòa 24000BTU
Không bật tắt máy liên tục
Chỉ một hành động rất nhỏ như tránh bật tắt liên tục đã giúp quá trình sử dụng điều hòa của bạn dễ dàng hơn bao giờ hết. Nếu thường xuyên lặp lại động tác bật điều hòa lạnh sâu rồi tắt đi dùng quạt, bạn nên dừng lại ngay lập tức.
Thực tế, máy điều hòa tiêu tốn rất nhiều điện để tái khởi động liên tục và làm mát đến mức nhiệt được chỉ định. Từ đó, độ bền của máy bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia, khoảng thời gian hợp lý từ khi bật máy đến khi tắt máy tối thiểu 30 phút. Để tránh máy tiêu thụ ngầm, sau khi tắt bằng điều khiển bạn nên tắt cả aptomat.
Hẹn giờ tắt điều hòa
Đừng bỏ qua nút hẹn giờ để sử dụng điều hòa thông minh và tiết kiệm hơn mà nhiều người thường bỏ qua. Điều này sẽ giúp bạn luôn kiểm soát nhiệt độ phòng ở mức lý tưởng mà không cần phải ghi nhớ hoặc bật dậy tắt máy khi nghỉ ngơi, nhất là vào buổi đêm.
Không bật điều hòa cả ngày
Vấn đề tiên quyết cần lưu ý khi sử dụng điều hòa là không bao giờ bật máy 24/24, đặc biệt là ngày hè nóng bức. Không chỉ tốn điện năng, khí lạnh phả ra liên tục có thể gây hại cho sức khỏe, giảm thiểu lượng khí lưu thông và hơi ẩm trong phòng.
Khi không quá nóng, bạn nên tắt điều hòa và sử dụng quạt. Gió mát từ quạt vừa thông thoáng vừa tiết kiệm tài chính. Một mẹo nhỏ nữa là kết hợp quạt điện với chậu nước để đẩy mạnh lưu thông khí mát trong phòng.
Tăng giảm nhiệt độ hợp lý
Nhiều người cho rằng việc giữ nguyên một mức nhiệt là cách sử dụng điều hòa thông hòa thông minh. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Theo cơ quan tiết kiệm năng lượng Mỹ, bạn nên tăng nhiệt độ khi không ở trong phòng để tiết kiệm hơn.
Bên cạnh đó, việc chọn điều hòa ở mức cao nhất sẽ giúp tiết kiệm điện tốt nhất, lý tưởng nhất là 25 độ C. Chỉ cần giảm chút nhiệt độ đã buộc máy phải hoạt động nhiều hơn, từ đó gia tăng chi phí. Mặt khác, bạn có thể tắt bớt thiết điện để giảm bớt nhiệt lượng tỏa ra trong phòng.
Chặn các khe hở thoát nhiệt
Khí lạnh điều hòa có thể thoát qua các khe hở căn phòng, gây thất thoát ra ngoài. Máy lạnh mới có thể làm mát nhanh, song các loại máy cũ lại phải hoạt động công suất cao, hao mòn nhanh hơn. Do đó, việc chặn bớt các khe hở là điều cần thiết để tối ưu tài chính khi sử dụng điều hòa.
Trước hết, bạn đặt tay lên các kẽ hở cửa sổ, cửa ra vào để kiểm tra. Nếu bạn thấy mát mát, đó chính là luồng khí đang lọt ra từ phòng ra ngoài. Khi này, bạn có thể lấy băng keo, khăn khô chặn lại kẽ hở hoặc gọi thợ xử lý.
Ngoài ra, rèm cửa cũng giúp kiểm soát nhiệt độ phòng hiệu quả khi sử dụng điều hòa. Khi kéo lại, rèm sẽ ngăn ánh nắng chiếu vào phòng, đồng thời ngăn không khí thoát ra môi trường bên ngoài.
Vệ sinh bộ lọc thường xuyên
Bộ lọc dàn lạnh là thành phần quan trọng giúp loại bỏ bụi bẩn trong phòng, đảm bảo môi trường sống an toàn lâu dài. Do đó, đây cũng là bộ phận dễ bị nhiễm bẩn, cần làm sạch thường xuyên nhất. Các nghiên cứu cho thấy bộ lọc dàn lạnh bị bẩn có thể làm giảm công suất điều hòa đến 15%, từ đó tiêu tốn chi phí điện năng nhiều hơn.
Thông thường người dùng nên vệ sinh bộc lọc đình kỳ 2 tuần/1 lần. Tùy vào tuổi thọ máy và không gian sống, bạn có thể điều chỉnh khoảng thời gian này.
Bảo dưỡng điều hòa định kỳ
Bên cạnh bộ lọc, bạn còn cần bảo dưỡng, vệ sinh toàn bộ máy định kỳ khoảng 6 tháng/1 lần, sử dụng nhiều hơn khoảng 4 tháng/1 lần. Điều này giúp hạn chế tối đa bụi bẩn tích tụ, giảm trường hợp ma sát, tắc nghẽn đường ống điều hòa, từ đó tối ưu hiệu suất hoạt động, giảm điện năng tiêu tốn.
Sử dụng kết hợp điều hòa với quạt điện
Thực tế việc kết hợp điều hòa với quạt điện giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả và rất đơn giản, miễn là kết hợp đúng cách.
Khi mới bật điều hòa, bạn có thể bật quạt điện 15-20 phút để gió quạt thúc đẩy khí lạnh lan tỏa quanh phòng. Nhờ vậy bạn có thể chọn mức nhiệt cao hơn để tiết kiệm điện năng mà vẫn nhận được hiệu quả tương tự.
Khi cảm nhận được không khí đã trở nên dễ chịu, bạn có thể tắt quạt và chỉ sử dụng điều hòa.
Sử dụng kết hợp với đồ giường thoáng khí
Một bộ đồ giường thoáng khí là giải pháp tuyệt vời khi kết hợp với điều hòa trong phòng ngủ mùa hè. Do thân nhiệt thay đổi trong quá trình ngủ, chăn ga gối đệm phù hợp sẽ đem đến cảm giác thoáng mát
- Đệm: Mẫu đệm lò xo, đệm bông ép ngủ mát nhất, tiếp theo đến đệm cao su và đệm đa tầng. Chúng cho phép luồng khí đi qua các cuộn dây, bọt cao su và không ôm quá sát cơ thể. Tuy đệm foam thường nóng hơn nhưng các lớp êm ái tẩm gel, than chì, đồng với thiết kế rãnh thoát khí sẽ hút bớt nhiệt, duy trì nhiệt độ thoải mái.
- Gối: Có rất nhiều chất liệu gối làm mát hiện nay. Nếu gối bông truyền thống khá ấm thì gối Gel Memory Foam và gối cao su thoáng mát hơn nhiều. Điều này đến từ hệ thống lỗ thoáng khí cùng chất liệu làm mát hiệu quả để hạ nhiệt vào ban đêm. Tuy khá đắt đỏ nhưng hiệu quả của chúng chắc chắn sẽ làm bạn phải bất ngờ.
- Chăn: Những chiếc chăn hè mỏng nhẹ sẽ mát hơn chăn dày, nặng. Các chất vải tự nhiên như cotton, tencel, bamboo, modal, lụa, lanh, đũi đều thoáng khí, ít giữ nhiệt. Không chỉ phòng ngủ, bạn cũng có thể chuẩn bị các mẫu chăn mỏng cho phòng làm việc, phòng khách.
- Topper: Nếu chưa thể thay đệm, bạn có thể sử dụng topper để làm mát tạm thời. Các chất liệu topper cao su hoặc memory foam dạng tế bào mở, tẩm gel, tẩm than với các lỗ thoáng khí chính là lựa chọn lý tưởng nhất.
Sử dụng kết hợp với phụ kiện giường ngủ làm mát
Đệm không phải là thứ duy nhất trên giường ngủ đem lại cảm giác mát mẻ và tiết kiện tiền điều hòa cho bạn. Thay vào đó, hãy xem xét toàn bộ môi trường ngủ. Nhiều phụ kiện giường ngủ khác cũng giúp ích rất nhiều trong việc điều hòa thân nhiệt.
Do đặc trưng nóng ẩm, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các món đồ làm mát tại Việt Nam. Giá của chúng cũng không hề đắt đỏ. Tất cả những gì bạn cần làm là tìm ra nhiệt độ ngủ lý tưởng, bật điều hòa và tận hưởng cảm giác thoải mái nhất.
Dưới đây là các phụ kiện giường ngủ làm mát phổ biến nhất trên thị trường:
- Đệm Gel/ Gối Gel: 2 món phụ kiện này là sự kết hợp giữa gel y tế, lưới tráng bạc và lớp áo bọc. Sản phẩm không cần tới cho vào tủ lạnh hay cắm điện để làm mát. Khi kết hợp sử dụng điều hòa, bạn có thể cảm nhận ngay được hiệu quả làm mát rõ rệt tại điểm tiếp xúc.
- Đệm nước/ Gối nước: Đây là sự kết hợp giữa vải ép nhựa và dung dịch sinh hàn giúp giải nhiệt hiệu quả. Thiết kế khoang riêng tránh tình trạng rò rỉ ảnh hưởng đến tổng thể sản phẩm. Do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng lâu dài.
- Chiếu tre trúc: Tính hàn từ tre trúc mang lại cảm giác dễ chịu, sảng khoái cho mọi đối tượng sử dụng. Chiếu tre trúc có giá cả phải chăng, dễ sử dụng và dễ làm sạch. Tuy nhiên, chiếu tre trúc lại không thể trải trên đệm do dễ gãy nan, dễ vỡ hạt.
- Chiếu điều hòa: Đúng như tên gọi, chiếu điều hòa là dòng chiếu chuyên dụng cho môi trường phòng ngủ máy lạnh. Không chỉ làm mát, chiếu điều hòa còn chống ngấm lạnh hiệu quả, đặc biệt khi thân nhiệt hạ thấp trong giai đoạn ngủ sâu.
Trong số các phụ kiện, hiện chiếu điều hòa đang dẫn đầu xu hướng tiêu dùng mùa hè nổi bật trong những năm gần đây. Khi sử dụng điều hòa kèm theo, bạn sẽ vừa cảm thấy mát mẻ vừa không lo ngấm lạnh. Chất liệu đa đạng như cao su non, mây, lụa đáp ứng nhu cầu và tài chính đa dạng cho nhiều đối tượng khác nhau.
Một điểm cộng nữa là sợi chiếu siêu mềm nhẹ, có thể trải trên cả đệm cứng và đệm mềm. Dù nằm cả ngày bạn cũng không lo bị đau nhức hay lằn đỏ như chiếu trúc. Đồng thời, chiếu cũng rất dễ vệ sinh, dễ vận chuyển, dễ cất gọn trong túi. Khi đặt nên giường, bạn cũng không lo hỏng nan, vỡ hạt hoặc trũng lún mặt đệm.
Lưu ý vị trí đặt dàn dàn lạnh và cục nóng
Để sử dụng điện tiết kiệm, bạn nên đặt dàn lạnh ở vị trí trung tâm để lan tỏa đều khắp phòng. Đồng thời, tuyệt đối tránh lắp ở các vị trí thoát nhiệt như cửa sổ, cửa ra vào, góc phóng…
Tuy nhiên, nhiều người chỉ quan tâm tới vị trí dàn lạnh mà bỏ qua vị trí cục nóng. Nhưng thực tế điều này ảnh hưởng rất nhiều đến công suất và hiệu quả làm mát của điều hòa.
Khi lắp bộ phận này, bạn cần tránh nơi có ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc trực tiếp chiếu vào để đỡ tốn điện. Cục nóng cũng cần đặt cách tường 30cm để tránh tường ấm lên ảnh hưởng đến nhiệt độ cục nóng và ngược lại.
Ngoài ra, nếu lắp quạt hút gió, bạn nên đặt cao hơn dàn lạnh và đối diện dàn lạnh để tránh hút cả hơi lạnh ra ngoài.
Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được một mùa hè mát mẻ và tiết kiệm tối đa. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ Showroom Ngungon.vn gần nhất.
NỆM NGUNGON.VN