FOAM LÀ GÌ? ỨNG DỤNG LỚP FOAM TRONG NỆM CAO CẤP

Hiện nay, chất liệu Foam được nhiều doanh nghiệp ứng dụng phổ biến trong những sản phẩm nệm foam cao cấp. Chúng nổi lên như một trào lưu và nhận được sự nhiều sự chú ý từ người dùng, đóng vai trò chăm sóc giấc ngủ và được người mọi người đặc biệt yêu thích, lựa chọn khi tìm mua vật dụng chăm sóc giấc ngủ.

Vậy nệm foam là gì? Ứng dụng lớp foam trong nệm cao cấp như thế nào. Tìm hiểu ngay trong bài viết sau

1. Tổng quan về chất liệu foam  

1.1. Foam là gì? 

Foam (tên gọi khác là PU, memory foam, mút xốp) là chất liệu được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất chăn ga gối nệm hiện nay. Thế nên, các loại nệm foam làm ra được người tiêu dùng ưa chuộng do có trọng lượng nhẹ, độ bền cao và mềm dẻo. Ngoài ra, nệm còn mang đến sự êm ái, thoải mái cho người nằm ngủ, kể cả những người có cân nặng quá khổ.

1.2. Các loại foam phổ biến

Có tên gọi chung là foam, nhưng trên thị trường lại có rất nhiều loại foam khác nhau nên không phải mọi chiếc nệm foam đều có chất liệu giống nhau. Sau đây là một số loại foam hiện đang có mặt trên thị trường:

  • PU foam: đây là loại mút xốp, là loại foam có thành phần là chất lỏng polyol kết hợp cùng các chất khác như Polymethylene, Isocyanate, Polyphynyl. Chất liệu này có ưu điểm là có độ mềm, cứng có thể thay đổi được để phù hợp với yêu cầu của từng sản phẩm khác nhau.
  • Memory Foam: đây là loại foam biến thế, do các nhà nghiên cứu của NASA phát minh ra từ năm 1966 với mục đích ban đầu là bảo vệ phi hành gia khỏi áp lực bên ngoài không gian Trái Đất. Memory Foam được làm từ Polyurethane và một số chất phụ gia để cải tiến độ đàn hồi và dẻo dai của chất liệu.
  • Regular foam: chất liệu foam được sử dụng để gia tăng độ êm ái, thoải mái cho nệm. Do đó, chất liệu thường mềm và có mật độ liên kết thấp hơn.
  • High density (HD) foam có mật độ cao khiến cấu trúc tế bào mạnh mẽ, tặng cường độ bền lâu dài cho sản phẩm.
  • High resilience (HR) foam nhân tạo làm từ polyurethane dẻo, cấu trúc tế bào ít đồng nhất giúp tăng thêm sự hỗ trợ, thoải mái và khả năng hồi phục cao. Loại foam nhân tạo có một yếu tố hỗ trợ cơ thế và khả năng phục hồi bề mặt lớn hơn.

1.3. Ưu và nhược điểm của chất liệu Foam 

Ưu điểm của chất liệu foam

  1. Nhờ khả năng nâng đỡ cơ thể tốt, tính đàn hồi cao nên những chiếc nệm Foam mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng.
  2. Thời gian sử dụng lâu dài, dù được sử dụng trong ngành sản xuất nào chất liệu Foam cũng được đánh giá cao về độ bền. Mỗi chiếc nệm Foam có tuổi thọ trung bình khoảng 7 – 10 năm mà vẫn giữ được các đặc tính ban đầu, không bị biến dạng, võng lún.
  3. Trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt, vệ sinh và vận chuyển.

Nhược điểm của foam 

  1. Khả năng nâng đỡ cơ thể thấp: Do tính chất mềm dẻo, chịu lực nên foam không có được sự hỗ trợ vững chắc cho cơ thể. Nếu bạn là người thích xoay chuyển tư thế khi ngủ hoặc chọn nệm cho người lớn tuổi thì nên chọn loại nệm cứng với khả năng nâng đỡ tốt hơn.
  2. Có thể làm nóng lưng khi sử dụng: vì chất liệu foam có đặc điểm là giữ nhiệt nên khi sử dụng nệm foam nhiệt lượng tỏa ra từ cơ thể được hấp thụ và lưu lại khi sử dụng vào mùa hè có thể gây nóng bức, khó chịu. Tuy nhiên nhược điểm này có thể khắc phục được.

2. Ứng dụng lớp foam trong nệm cao cấp  – nệm cao cấp

Nệm Ngungon.vn cho ra mắt với 3 dòng sản phẩm có ứng dụng chất liệu foam nhằm gia tăng sự êm ái. mềm mại và sự thoải mái trong quá trình ngủ say. Hiện nay, Ngungon.vn có 3 loại nệm có chất liệu foam đó là nệm foam Vinapro, nệm foam Ngủ Ngon

2.1 Nệm foam Ngủ Ngon

Nệm foam Ngủ Ngon được bao bọc bởi lớp Memory Foam với nhiều tính năng khác nhau giúp cột sống ở lưng, cổ và những bộ phận khác được cố định khi ngủ. Do đó, hiện tượng bị trật cổ, lưng, tay hay chân khi ngủ sẽ không thể nào xảy ra khi những vị trí quan trọng đã được nâng đỡ và cố định ở trạng thái tốt nhất.

2.1.1 Ưu điểm của Memory Foam là gì?

  • Khả năng chậm độ đàn hồi (nghĩa là khi đặt tay ấn lên bề mặt nệm, sau khi buông tay chất liệu sẽ còn lưu giữ dấu vết bàn tay của chúng ta trong một thời gian nhất định khoảng dưới 10 giây): chất liệu Memory Foam có ưu điểm nổi bật hơn hẳn đó là khả năng chậm độ đàn hồi, giúp định hình cột sống và ôm sát cơ thể trong lúc ngủ, ngăn ngừa các tác hại do việc nằm không đúng gây ra mà vẫn mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu khi nghỉ ngơi.
  • Giảm áp lực ở các điểm tỳ nén của cơ thể: Memory Foam có tác dụng làm mềm và ôm sát cơ thể giúp cơ thể không bị đau khi nằm trên những tấm nệm quá cứng.
  • Không gây kích ứng da: Memory Foam là sản phẩm có đặc tính độc đáo, đảm bảo không gây kích ứng da, ngăn sự phát triển của nấm mốc, côn trùng.
  • Cách ly chuyển động tốt: Nhờ vào chất liệu Memory Foam mềm mại và êm ái nên sản phẩm không gây ra tiếng động lớn khi trở mình. Ngoài ra, chất liệu này còn có khả năng cách ly chuyển động tốt giúp bạn không bị giật mình thức giấc.

2.2 Nệm foam Vinapro

Nệm foam Vinapro được cấu tạo bởi 2 lớp: High Resilience Foam và Gel Memory Foam

  • Lớp nệm High Resilience Foam (HR Foam): Chất liệu sở hữu độ đàn hồi và nâng đỡ tối ưu. Được thiết kế với độ dày 15cm, nhằm tăng tính vững chãi và cứng cáp cho bên dưới tấm nệm. Đây được xem là chất liệu có độ nảy cao nhất so với các chất liệu foam khác.
  • Lớp nệm Gel Memory Foam xanh: Đây là một vật liệu mềm và êm nhẹ nhất. Chất liệu còn có khả năng lưu thông không khí và chống cháy tốt. Thiết kế với độ dày 5cm bên trên ôm sát cơ thể, tạo độ êm ái mát lạnh cho cơ thể khi tiếp xúc. Ngoài ra, Gel Memory foam còn có khả năng thấm hút và cách điện tối ưu.

NGUNGON.VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *