Muốn giữ được chăn ga gối không bị bạc màu nhanh, bạn phải giặt theo một cách khoa học hợp và hợp lý.
1. Coi trọng giặt lần đầu tiên
– Giống như quần áo mới, chăn ga gối mới mua về phải giặt qua nước lạnh, TUYỆT ĐỐI không giặt với nước ấm, nóng và không cho bất kỳ bột giặt hoặc nước làm mềm vải và ngâm trong lần giặt đầu tiên, vì đây là quá trình làm hãm màu vải, làm cho màu vài sẽ giữ được lâu trong những lần giặt tiếp theo.
– Nên ngâm trong nước muối hoặc nước dấm pha loãng, hoặc phèn chua khoảng 5 phút, làm vậy có thể diệt khuẩn, khử mùi và để phòng các vải của chăn ga gối bị phai màu nhanh, đồng thời rửa sạch các bụi bẩn bám trên chăn ga gối trong quá trình sản xuất và những nhiên liệu nhuộm vải chưa thấm hết cũng như khiến chăn ga gối mềm mại hơn.
– Khi phơi nên phơi ngay sau khi giặt và lộn mặt trái lại để tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mặt vải chính mà gây ra dễ bị phai màu.
– Từ lần giặt thứ ba trở đi các bạn có thể giặt với bột giặt và nước thơm như bình thường, nhưng tuyệt đối không ngâm tẩy.
2. Định kì vệ sinh chăn ga gối
Với chăn ga gối, có nhiều da chết sẽ bám vào chăn ga gối dễ nảy sinh vi khuẩn, vì vậy nên giặt và thay chăn ga 1 tuần/ lần. Với các loại ruột chăn và ruột gối nên thường xuyên cho ra ngoài phơi nắng để khử trùng, khử mùi và giữ khô ráo.
3. Không giặt chung
– Với những chăn ga gối có chất vải và màu sắc khác nhau thì không nên giặt chung. Đa số loại vải của chăn ga gối có thể giặt bằng máy ngoại trừ chất vải tơ tằm , sợi tre, lụa.
– Khi giặt nên chú ý vải cotton không được sử dụng dung dịch /bột giặt có chứa chất tẩy. Khi giặt nên cho chút dấm vào có thể giữ được độ sáng của vải.
– Chăn Lông cừu và chăn nhung không được ngâm trong nước giặt quá lâu, các loại vải nhung không được là. Sản phẩm có màu sẫm và màu nhạt nên giặt riêng để tránh bị phai màu lẫn nhau. Những sản phẩm có phụ kiện trang trí trước khi giặt thì phải tháo ra để tránh làm xước vải.
4. Khi giặt nên theo thứ tự
Thông thường thứ tự giặt đồ là : xả nước vào máy, rồi đồ nước giặt /bột giặt trung tính hòa với nước, nhiệt độ nước không nên quá 30 độ C, sau khi dung dịch giặt hòa tan rồi mới cho đồ cần giặt vào và không nên để ngâm quá lâu, bởi dung dịch giặt có tính Alkaline, nhiệt độ nước quá cao, dung dịch chưa hòa tan hoàn toàn và ngâm quá lâu đều có thể gây nên tình trạng bị phai màu.
5. Phơi chỗ thông thoáng
– Trước khi cất vào tủ phải giặt sạch và cho phơi khô hoàn toàn, gấp gọn rồi mới cho vào tủ, xong rồi có thể cho ít Long não vào tủ để khử trùng. Long não phải cho vào túi lưới chứ không được tiếp xúc trực tiếp với chăn ga gối, có đều cần chú ý là chăn ga tơ tằm không được dung long não để khử trùng và khử mùi.
– Khi cất chăn ga gối nên để nơi khô ráo và không nên bị ép chặt quá mà gây ảnh hưởng đến mặt vải. Nếu xác định là sẽ cất giữ một thời gian dài thì trước khi cất phải phơi dưới nắng, nhất là các loại ruột chăn ga.